Bố mẹ cho trẻ sơ sinh ăn mật ong quá sớm khiến bé dễ bị chứng ngộ độc thịt, trẻ dưới 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Trẻ bị ngộ độc do ăn phải bào tử clostridium botulinum có trong đất, mật ong, các sản phẩm từ mật ong. Những bào tử này biến thành vi khuẩn trong ruột, tạo ra chất độc thần kinh có hại cho cơ thể. Khoảng 70% trẻ bị ngộ độc thịt phải thở máy trong 23 ngày, thời gian nằm viện khoảng 44 ngày, tỷ lệ tử vong dưới 2%.
Trẻ sơ sinh bị ngộ độc thịt thường có các biểu hiện bú kém, táo bón, hôn mê, cáu kỉnh, khó thở, khóc yếu, một số trẻ bị co giật. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12-36 giờ sau khi ăn, thường bắt đầu bằng táo bón. Trong trường hợp trẻ có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn mật ong, bố mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Mật ong có một số lợi ích dinh dưỡng mà bé có thể tận hưởng sau 12 tháng tuổi. Mật ong chứa một lượng vi lượng enzyme, axit amin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, vitamin B và vitamin C. Mật ong ngọt hơn đường tiêu chuẩn, bố mẹ có thể sử dụng thay thế đường mà vẫn giữ được hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, mật ong có thể sử dụng như một loại thuốc giảm ho (không dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi).
Mật ong nguyên chất là mật ong chưa được lọc hay chế biến theo cách nào khác. Mật được lấy trực tiếp ra khỏi tổ ong, chứa tất cả các vitamin, khoáng chất tự nhiên, các hợp chất lành mạnh khác. Mật ong thô đắt hơn mật ong đã qua xử lý. Trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nguyên chất vẫn gây ngộ độc.
Sau khi trẻ được 1 tuổi, cha mẹ có thể thêm mật ong vào chế độ ăn của bé bằng cách trộn mật ong vào bột yến mạch, phết mật ong lên bánh mì nướng, trộn mật ong vào sữa chua, sử dụng mật ong thay siro trên bánh quế, bánh kếp.
Trong trường hợp trẻ mắc chứng ngộ độc thịt, mẹ nên tiếp tục cho con bú hoặc cung cấp sữa mẹ đã vắt sẵn.
Quỳnh Anh(Theo Healthline)
Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe" alt=""/>Khi nào trẻ sơ sinh nên ăn mật ong?1. Cha mẹ làm gương
Cha mẹ cũng mê xem thì lấy gì đảm bảo được con sẽ cai tivi, điện thoại? Cha mẹ mê xem tivi điện 460807
thoại thì con cũng mê xem. Vì thế nguyên tắc đầu tiên, cha mẹ muốn con không tivi, không điện thoại thì nhất định con sẽ từ bỏ được.
2. Đề ra quy định và kỉ luật đi kèm
Khi xác định được tư tưởng thì bản thân cha mẹ phải thật rắn và nghiêm túc chấp hành. Kể cả những người khác trong gia đình, nếu sống cùng, như ông bà nội ngoại, cũng không thể được phép có ngoại lệ. Quy định và kỷ luật sẽ giúp con nhìn vào và thực hành.
3. Khi làm kỉ luật, phải nhẫn tâm một chút
Cha mẹ thường xót con. Nhưng thực tế, con đói không sao đâu. Nhiều bạn nhỏ có khả năng thi gan cùng người lớn. Nhà sẵn đồ ăn, dỗi không ăn để đòi xem thì cha mẹ nên mặc kệ. Chưa có động vật nào mà đói lại không đi tìm đồ ăn, nhất là trẻ con. Làm kỉ luật với con mà mình mủi lòng là thua. Khi đó, cha mẹ sẽ không cai được cho con.
4. Không nên đập phá tivi, điện thoại
Nhiều cha mẹ trong cơn tức giận có phần bất lực mà đập phá tivi, điện thoại. Thật phản giáo dục.Con sẽ học theo cách hành xử bạo lực đó. Học theo cách tức giận đó. Trường hợp đó, cha mẹ hãy thật bình tĩnh, chỉ cần nghiêm mặt, giọng nói cứng rắn, dứt khoát: "Vì con xem vô tội vạ, ảnh hưởng học hành, ảnh hưởng mắt, ba mẹ nói không được.
Bây giờ ba đem bán cái tivi này đi, chừng nào con hiểu chuyện thì ba tính sau". Nói xong liền chậm rãi tháo tivi ra và cho lên xe chở đi. Con sẽ học được cách xử lý việc bình tĩnh mà dứt khoát. Đó là dạy con bằng hành động. Gửi cũng được, bán cũng được, cho tặng cũng được. Nhưng nhất định cha mẹ nói là phải làm. Con nhìn vào đó mới thay đổi và cai được.
5. Không làm con sợ mà hãy làm cho con hiểu
Đánh con cũng chỉ được 1, 2 lần là bớt xem. Xong lại đâu vào đấy. Chẳng lẽ cứ đánh mãi. Quát tháo không có uy thì ngày nào cũng quát, con nó nghe mãi cũng quen, giống như người lớn quen với tiếng ồn. Càng về sau thì tiếng quát cũng không làm con thấy khó chịu nữa. Do vậy, thay vì làm con sợ, cha mẹ hãy làm cho con hiểu và giúp con tìm thấy động lực thay đổi từ bản thân mình.
6. Dành thêm thời gian cho con, mua thêm sách và đồ chơi cho con, chơi với con nhiều hơn
Không thể tham lam là cai tivi, xong bắt con đi học bài. Làm vậy, thất bại là chắc chắn luôn. Hãy dành thời gian chơi cùng con. Hãy dành cho con những niềm vui khác thay thế. Khi đó con chắc chắn sẽ thay đổi.
Theo Gia đình và Xã hội
" alt=""/>6 điều phải làm nếu muốn con cai điện thoại, tivi khi nghỉ hèKhi về chung một nhà, bắt đầu làm nội thất, cô ấy đã yêu cầu đóng riêng 3 cái tủ cao ngất để chứa đồ cá nhân: Quần áo hàng trăm bộ (tôi nói không ngoa chút nào), tủ giày của chúng tôi thì cô ấy chiếm gần hết, tôi chỉ có 3 đôi khiêm tốn xếp một góc. Nước hoa và mỹ phẩm, túi xách... cũng chất nguyên một tủ.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Với lượng quần áo như vậy, cô ấy không thể sử dụng hết. Tôi thấy rất nhiều thứ còn nguyên mác xếp trong tủ. Ấy vậy mà có lúc, vợ tôi vẫn đứng ngẩn người ra rồi bảo: Chẳng biết mặc cái gì.
Tuần nào, cô ấy cũng mua ít nhất 1 cái áo, váy mới, không thì lại thỏi son hay kem dưỡng... Tôi không phải là người để ý và không hề biết nếu như cô ấy không có sở thích khoe đồ mới. Khi có quần hay áo mới, hôm sau, cô ấy sẽ mặc và hỏi tôi có đẹp không. Thật ra, đó là việc rất đáng yêu nhưng tần suất quá nhiều khi tuần nào ít thì 1 lần, nhiều thì vài ba lần vợ tôi lại khoe đồ mới.
Tôi không khắt khe chuyện chi tiêu, nhưng với cách tiêu tiền như vậy, thấy rất lãng phí. Mọi lần tôi cũng không nói gì, nhưng hôm qua, cô ấy mang về một chiếc túi, hỏi ra thì cô ấy bảo 10 triệu đồng. Tôi thấy xót tiền vì cả một tủ toàn túi và mỹ phẩm cô ấy dùng bao giờ cho hết.
Thu nhập của chúng tôi không tệ, nhưng cũng cần tích lũy, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19, ảnh hưởng kinh tế cũng không phải là nhỏ. Tôi thấy không thoải mái đã hơi nặng lời, bảo cô ấy bớt mua sắm đi, túi 10 triệu đồng rất tốn tiền, tiêu pha hoang phí.
Thế là cô ấy nổi nóng và bảo: "Giờ trẻ không đẹp, không diện, để đến lúc già xấu thì cần gì?". Cô ấy cho rằng tôi hẹp hòi, ích kỷ. Thật lòng, tôi không soi xét về tiền bạc, nhưng tiêu gì thì nên hợp lý. Tôi không thể đồng tình với thói mua sắm điên cuồng của cô ấy. Liệu tôi có quá khắt khe không? Các anh chồng cho tôi hỏi, vợ các anh có nghiện mua sắm như vợ tôi không?
Độc giả giấu tên(Hà Nội)
Lâu lâu tôi lại lén kiểm tra điện thoại chồng, tôi không còn thấy tiểu tam nhắn tin và tên cô ta cũng không còn trong danh sách bạn bè của chồng nữa.
" alt=""/>Làm thế nào để 'cai' chứng nghiện mua sắm của vợ?